-
PGS, TS ĐỖ XUÂN TUẤT, TS TRẦN LÊ THANH
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tóm tắt: Dựa vào dân, gần dân, hiểu dân, học dân; vì dân, phấn đấu vì ích quốc, lợi dân-đó là những quan điểm trong tư tưởng “lấy dân làm gốc” và cũng là đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đi đúng “đường lối nhân dân”, phát huy bài học “lấy dân làm gốc” theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ 1986 đến nay, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đạt được những thành tựu to lớn, mang tầm vóc lịch sử. Bài học Đảng dựa vào dân, “lấy dân làm gốc” theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có giá trị to lớn, vững
-
PGS, TS TRẦN MINH TRƯỞNG
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh-người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Hồ Chí Minh luôn vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Nghiên cứu tổng kết, đánh giá sự vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những nội dung vừa toàn diện vừa cụ thể, phù hợp với đặc điểm thực tiễn Việt Nam; đồng thời tiếp tục nghiên cứu sâu thêm những vấn đề đặt ra, là công việc cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa khẳng định
-
PGS, TS TRẦN MINH TRƯỞNG, ThS TRỊNH THÚY LIỄU
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trường Chính trị tỉnh Cà Mau
Tóm tắt: Hồ Chí Minh định nghĩa về cách mạng: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”. Mở đầu công cuộc đổi mới, Báo cáo Chính trị tại Đại hội VI (1986) của Đảng khẳng định: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tư tưởng Hồ Chí Minh sở dĩ được khẳng định là nền tảng lý luận của công cuộc đổi mới, là bởi vì tư tưởng của Người mang tính khoa học và cách mạng; bản chất tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh là đổi mới và phát triển, tiếp tục định hướng, soi sáng công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
-
TS NGUYỄN QUANG HÒA, ThS DƯƠNG THÚY NGỌC
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang
Tóm tắt: Mùa Xuân năm 1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, trực tiếp cùng với Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam: “thay đổi chiến lược”, hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa cách mạng, đào tạo cán bộ để đón thời cơ phát động khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam - một cuộc cách mạng điển hình của thế kỷ XX-đã mở ra một thời đại mới, rực rỡ nhất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam: Thời đại Hồ Chí Minh. Đó là minh chứng lịch sử rõ rệt nhất về thiên tài trí tu
-
TS NGUYỄN DUY HẠNH
Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng, dân tộc ta một di sản vô cùng quý giá, toàn diện và sâu sắc về mọi mặt đời sống xã hội. Trong di sản đó, có những quan điểm, chỉ dẫn rất quý báu về chống “căn bệnh” cục bộ địa phương trong cán bộ, đảng viên gây ra nhiều tác hại kìm hãm phát triển đất nước. Bài viết nêu lên những chỉ dẫn của Người về căn bệnh và cách thức đấu tranh với căn bệnh đó.
-
TS DƯƠNG MINH HUỆ
Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Người luôn coi trọng việc thường xuyên, nghiêm chỉnh tự phê bình, phê bình để củng cố, phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Toàn Đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên, học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải luôn tự kiểm điểm công việc của mình, nhận rõ những ưu điểm, khuyết điểm, đúc kết những kinh nghiệm, tìm ra các giải pháp để khắc phục, nhằm hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
-
PGS, TS TRẦN TRỌNG THƠ
Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ thực tiễn cuộc đấu tranh của nhân dân chống sự nô dịch đế quốc, được soi rọi dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, nằm trong quy luật vận động của cách mạng thế giới, vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu khách quan, thiết yếu và cấp bách của dân tộc là độc lập, tự do và phát triển. Đảng thành lập là kết quả kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố Hồ Chí Minh, người thực hiện sứ mệnh lịch sử sáng lập chính đảng vô sản ở Việt Nam với những sáng tạo lý luận xuất sắc.
-
GS, NGND VŨ DƯƠNG NINH
Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Cách đây 104 năm ngày Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đến với học thuyết Lênin tại Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp (1920 - 2024), bài viết đề cập đến bài học quan trọng về vấn đề đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặt cách mạng Việt Nam trong bối cảnh phong trào cách mạng thế giới, Việt Nam đã tranh thủ được sự đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với phong trào giải phóng dân tộc, kể cả sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân các nước đế quốc, nhờ đó đưa hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Những kinh nghiệm đó vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và cần được vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ngày nay.
-
GS, TS, NGND TRỊNH NHU
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Đầu những năm 20 (thế kỷ XX), hệ thống luận điểm cách mạng làm nền móng cho con đường cách mạng Hồ Chí Minh được xác lập. Đó là: cách mạng Việt Nam vận động và phát triển theo quỹ đạo cách mạng vô sản, là một bộ phận của cách mạng thế giới, xóa bỏ áp bức giai cấp, áp bức dân tộc. Độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội là lý tưởng, là mục tiêu, là những thành tố của con đường cách mạng Hồ Chí Minh. Những đường nét chính yếu của con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong tác phẩm Đường Kách mệnh, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng và được tiếp tục cụ thể hóa, phát triển sâu sắc, hướng tới ho
-
TS TRẦN THỊ HUYỀN
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi mới nội dung xây dựng nền kinh tế thể hiện rõ trong đổi mới về lựa chọn cơ cấu nền kinh tế; đổi mới cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Đổi mới nội dung xây dựng nền kinh tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh có đóng góp lớn vào việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới nội dung xây dựng nền kinh tế.
|